Hội thảo Quốc tế về trượt đất

CÔNG NGHỆ MỚI CỦA NHẬT BẢN TRONG DỰ BÁO VÀ PHÒNG CHỐNG SỤT TRƯỢT ĐẤT


 Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh mẽ của các tai biến thiên nhiên, trong đó có hiện tượng trượt đất gây ra. Bão lũ, ngập lụt và sụt trượt đất luôn là một cặp bài trùng đi cặp với nhau về mùa mưa bão hàng năm. Những thiệt hại do trượt đất gây ra không chỉ diễn ra trên các tuyến đường giao thông vùng núi, mà còn tác động không nhỏ đến đời sống và sự an toàn của người dân tại các khu dân cư vùng núi. Vì vậy công tác dự báo và phòng chống sụt trượt đất rất cần thiết đối với nước ta.

Ngày 17 tháng 8 năm 2010, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT cùng với Hội trượt đất quốc tế ICL đồng tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Công nghệ mới của Nhật bản trong dự báo và phòng chống sụt trượt đất”

 Tham gia hội thảo về phía Nhật Bản có GS. Kyoji Sasa - Chủ tịch Hội trượt đất quốc tế ICL, GS. Toyohiko Miyagi - Trường Đại học Tohoku Gakuin Nhật Bản và 3 sinh viên của trường. Về phía Việt Nam có TS. Doãn Minh Tâm - Viện Trưởng Viện Khoa học và Công nghệ GTVT; ông Mai Văn Hồng - Phó Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng GTVT; ông Ngô Kim Định - Phó Vụ trưởng Vụ Môi trường; tham dự Hội thảo còn có các đại biểu đại diện Vụ Khoa học công nghệ, Tổng cục Đường bộ, Đại học Giao thông Vận tải và các phóng viên Báo GTVT, Tạp chí GTVT cùng với các cán bộ của Viện Khoa học và công nghệ GTVT và các chuyên gia chuyên ngành khác.

Sau lời phát biểu chào mừng hội nghị của TS. Doãn Minh Tâm - Viện Trưởng Viện Khoa học và Công nghệ GTVT. Hội nghị đã được nghe các báo cáo:

-   35 năm nghiên cứu phòng chống tai biến thiên nhiên do trượt đất gây ra trên các tuyến đường giao thông và tại các khu dân cư ở vùng núi Việt Nam.

- Công nghệ đánh giá rủi ro do mưa bão và động đất gây ra nhằm giảm thiểu thảm hoạ sụt trượt đất của GS. Kyoji Sasa - Chủ tịch Hội trượt đất quốc tế ICL

Thảm hoạ trượt đất tại Nhật Bản và cách đánh giá rủi ro bằng cách tiếp cận quy trình phân tích theo cấp bậc của GS. Toyohiko Miyagi - Trường Đại học Tohoku Gakuin Nhật Bản.

 

 

Tại Hội thảo GS. Kyoji Sasa - Chủ tịch Hội trượt đất quốc tế ICL đã chúc mừng và trao bằng công nhận Viện Khoa học và Công nghệ GTVT trở thành thành viên chính thức của Hội trượt đất quốc tế ICL.

Các sự cố tai biến thiên nhiên do sụt trượt đất gây ra cho công trình giao thông và các khu dân cư vùng núi rất đa dạng và phức tạp. Để giảm thiểu các sự cố do tai biến sụt trượt đất gây ra, bên cạnh việc Bộ GTVT đã và đang chỉ đạo quyết liệt việc bảo đảm và tăng cưòng chất lượng trong công tác phòng chống sụt trượt đất trên các tuyến đường giao thông, trong giai đoạn tới ở Việt Nam còn cần phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới và tăng cưòng việc phổ biến, tuyên truyền các chính sách và biện pháp hữu hiệu nhằm góp phần giảm thiểu các rủi ro thiên nhiên do sụt trượt đất có thể gây hại cho người dân. Chính vì vậy, việc Viện Khoa học và Công nghệ GTVT trở thành thành viên chính thức của Hội trượt đất quốc tế ICL là một dấu mốc quan trọng trong bước đường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong khoa học và công nghệ, tranh thủ học tập và tiếp thu các công nghệ mới của Nhật Bản và các nước khác, thông qua các dự án hoặc chương trình hợp tác về khoa học công nghệ, góp phần bảo vệ các khu vực dân cư, bảo vệ các công trình giao thông và thực sự góp phần vào công cuộc đấu tranh với biến đổi khí hậu toàn cầu để bảo vệ môi trường và an sinh xã hội ở Việt Nam nói riêng và ở các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông nói chung.

Tin tức khác
Tin mới
- Xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở về đánh giá rủi ro trượt đất
- Chương trình đào tạo "Sakura Science Program"
- Khảo sát trượt đất bằng thiết bị UAV
- TXT-tool 1.081-2.4 Đánh giá nguy cơ trượt đất bằng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP)
- TXT-tool 1.081-2.3 Nhận biết khu vực trượt lở bằng cách biên dịch ảnh hàng không và bản đồ địa hình
- Tham dự Hội nghị Kyoto, họp Ban điều hành Hội trượt đất quốc tế (ICL) lần thứ 15 và họp Ủy ban vận động toàn cầu (IPL-GPC) lần thứ 11 tại Nhật Bản
- TXT -tool 2.081-1.1 Những điểm quan trọng trong khảo sát trượt đất đối với các kỹ sư
- TXT-tool 2.062-1.2 Hệ thống quan trắc và cảnh báo sớm cho dòng lũ bùn đất đá trên những dòng sông ở
- Đặc điểm trượt đất xảy ra ngày 6 tháng 8 năm 2012 tại núi Mihata, tỉnh Shimane, Nhật Bản
- Cơ chế trượt đất nông ban đầu trên đảo Izu-oshima, Nhật bản, do cơn bão Wipha năm 2013 gây ra
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ giao thông vận tải
Bộ xây dựng
Ủy ban an toàn GTQG
Tổng cục dduwwongf bộ việt nam
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
661906