Sự cần thiết phải giảm thiểu hiểm họa do trượt đất gây ra nhằm góp phần phát triển bền vững GTVT

Về tổng thể, địa lý Việt Nam gồm ba miền Bắc, Trung và Nam. Lượng mưa trung bình cả nước từ 1.200 đến 3.000 mm, cá biệt có một số địa phương ở khu vực miền Trung đạt tới 4.000 – 4.500 mm/ năm. Hàng năm trung bình có từ 7 đến 10 cơn bão/năm


Điều kiện địa chất cấu tạo

Hoạt động địa chất kiến tạo ở phía Bắc tạo ra các đứt gãy, uốn nếp của địa hình đồi núi và dòng sông chảy theo hướng xiên Tây Bắc – Đông Nam;

Địa hình ở miền Trung có xu hướng chuyển dịch dần sang theo hướng ngang Tây – Đông, điển hình là từ dãy núi Hoành Sơn (Quảng Bình) và dãy núi Bạch Mã có đỉnh cao tới 1 444m (Huế - Đà Nẵng) và các dòng sông đều có hướng chạy ngang ra biển.

 Các vùng thường xảy ra hiện tượng sụt trượt đất ở Việt Nam

-          Chủ yếu ở các tuyến đường vùng núi Tây Bắc và khu vực miền Trung,

-          Tổng chiều dài các đoạn thường xảy ra sụt trượt đất trên 3000 Km.

-          Về mùa bão lũ hiện tượng ngập lụt và sụt trượt đất thường xảy ra đồng thời, một số số liệu thống kê cho thấy :

  • Năm 1996 : bão lụt làm chết 338 người, bị thương 187 và mất tích 20 người, gây sụt trượt đất đường bộ và lở bờ sông : 6,914,000 m3
  • Năm 1998 : bão lụt làm chết 398  người, bị thương 183 và mất tích 26  Gây sụt trượt đất trên mạng lưới đường bộ : 2,700,000 m3
  • Năm 1999 : bão lũ gây sụt trượt đất trên đường bộ đường sắt 6,000,000 m3. Trong đó, gây tắc QL1A đoạn qua đèo Hải Vân trong 9 ngày.

 

Sự cần thiết phải nghiên cứu và phòng chống sụt trượt đất

Hiện tượng sụt trượt đất ở Việt Nam là một dạng tai biến thiên nhiên nguy hiểm, diễn ra hàng năm, gây nên những thiệt hại về người và của cho nhân dân các địa phương. 

 

 Sụt trượt đất gây tắc đường và đe dọa an toàn cho người và các phương tiện qua lại. Hàng năm nhà nước phải chi hàng trăm đến hàng nghìn tỷđồng (tương đương hàng chục đến hàng trăm triệu USD/ năm)để khắc phục và xử lý trượt đất. Việc nghiên cứu và chủ động phổ biến, tuyên truyền và áp dụng các biện pháp phòng chống trượt đất là rất cần thiết, góp phần bảo vệ dân và giữ vững sự ổn định, phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương vùng núi ở Việt Nam.

PGS.TS. Doãn Minh Tâm

 

 

Tin tức khác
Tin mới
- Xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở về đánh giá rủi ro trượt đất
- Chương trình đào tạo "Sakura Science Program"
- Khảo sát trượt đất bằng thiết bị UAV
- TXT-tool 1.081-2.4 Đánh giá nguy cơ trượt đất bằng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP)
- TXT-tool 1.081-2.3 Nhận biết khu vực trượt lở bằng cách biên dịch ảnh hàng không và bản đồ địa hình
- Tham dự Hội nghị Kyoto, họp Ban điều hành Hội trượt đất quốc tế (ICL) lần thứ 15 và họp Ủy ban vận động toàn cầu (IPL-GPC) lần thứ 11 tại Nhật Bản
- TXT -tool 2.081-1.1 Những điểm quan trọng trong khảo sát trượt đất đối với các kỹ sư
- TXT-tool 2.062-1.2 Hệ thống quan trắc và cảnh báo sớm cho dòng lũ bùn đất đá trên những dòng sông ở
- Đặc điểm trượt đất xảy ra ngày 6 tháng 8 năm 2012 tại núi Mihata, tỉnh Shimane, Nhật Bản
- Cơ chế trượt đất nông ban đầu trên đảo Izu-oshima, Nhật bản, do cơn bão Wipha năm 2013 gây ra
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ giao thông vận tải
Bộ xây dựng
Ủy ban an toàn GTQG
Tổng cục dduwwongf bộ việt nam
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
675728